Top 9 tựa game cực đỉnh nhưng bạn sẽ không thể nào “kết thúc” được nó

Nếu bạn là một game thủ chuyên đi phá đảo những tựa game hóc búa thì hôm nay MMLIVE sẽ giới thiệu cho các bạn top 9 tựa game cực đỉnh nhưng bạn sẽ không thể nào “kết thúc” được nó. Hầu hết game hiện nay đều có cơ chế để xác định là bạn đã thắng game, hoặc chí ít là có một cái kết nào đó. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng các bạn ạ. Có khá là nhiều game, nhất là những game ngày trước, đơn thuần sẽ cho bạn chơi mãi cho đến khi bạn hết mạng, hoặc là hết… kiên nhẫn. Dù vậy, trải nghiệm lúc chơi vẫn là điều quan trọng hơn cái kết, và say đây là top 9 tựa game cực đỉnh nhưng sẽ không thể nào “kết thúc” được nó.

Xem thêm: Sodo66Mu88

Nhà cái Mu88

Trang Mu, Nhà cái Mu, Casino Mu

Danh sách những tựa game cực đỉnh

Temple Run

Là một trong những tựa game mobile kinh điển và là một ví dụ điển hình hàng đầu của thể loại game chạy vô tận không có hồi kết. Temple Run xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng iPhone vào năm 2011, thu hút được một lượng người chơi vô cùng đông đảo mặc cho gameplay được làm cực kỳ đơn giản.

Bạn sẽ vào vai một nhà thám hiểm vừa “loot” được một hiện vật thiêng liêng, nhưng vô tình lại kích hoạt một cái bẫy chết người. Bây giờ bạn phải “vắt giò lên cổ” mà chạy khỏi ngôi đền vô cực này trong khi đang bị đuổi bởi những con khỉ ma. Chưa hết, trên đường đi bạn còn phải cố gắng né tránh các cạm bẫy và thực hiện các cú “ôm cua” rẽ hướng để không bị té xuống vực. Bạn có thể sẽ không bao giờ “phá đảo” được tựa game này, nhưng ít nhất cứ sau mỗi lần thử bạn sẽ có cơ hội nâng được điểm số của mình lên cao hơn để khoe bạn bè, hoặc mở khóa thêm một số nhân vật khác.

World War Z Horde Mode

Kể từ khi Gears of War 2 tạo ra khái niệm đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn có tên là Horde Mode, rất nhiều nhà làm game khác đã học hỏi và thêm chế độ này vào game của họ. Có khi thì thêm vào dưới dạng chế độ phụ, hoặc cũng có thể biến nó thành một tựa game độc lập hoàn toàn.

World War Z Horde Mode là một tựa game điển hình. Nó đánh đổi gameplay giống với Left 4 Dead của mình để chuyển sang gameplay theo kiểu bắt người chơi cầm cự vô vọng trong việc cố gắng bảo vệ sân bay, và giải tán càng nhiều người dân càng tốt trước khi zombie ập tới. Mặc dù gameplay này nhìn tổng thể thì không được cuốn hút cho lắm, về mặt giết thời gian cho game thủ thì nó lại làm cực kỳ tốt. Sau mỗi màn chơi thì độ khó sẽ càng tăng lên, và tiền bạn nhận được để nâng cấp trang bị và mua đồ phòng thủ sẽ giảm xuống. Điều này đúng nghĩa là thử thách xem bản lĩnh sinh tồn của bạn tới đâu nếu như thế giới bị dính đại dịch zombie, chứ không chỉ đơn thuần là “phá đảo” game cho xong rồi thôi.

Pac-Man

Pac-Man thì các bạn cũng không còn lạ gì nữa rồi. Một tựa game arcade cổ điển cho bạn điều khiển nhân vật Pac-Man đi ăn các chấm phát sáng và trái cây, trong khi vừa phải chú ý tránh các con ma đang đi luẩn quẩn trên bản đồ. Tất cả các hành động đó chỉ nhằm mục đích là để xem xem bạn sống sót được bao lâu, và đạt được điểm cao tới mức nào.

Tuy nhiên, cho dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng sẽ bị đánh bại ở màn 255. Bởi vì bạn sẽ thấy rằng phía bên phải của màn 256 là một cái mớ hỗn độn. Dù vậy, muốn “phá đảo” game này cũng không phải là chuyện dễ đâu nhé. Do bạn cần phải ăn đủ 244 chấm phát sáng để có thể qua màn, nên bạn sẽ không thể nào thắng được nếu ăn thiếu mất một nửa sổ chấm phát sáng trên bản đồ. Màn 256 này nổi tiếng đến mức mà nó trở thành meme, và có hẳn một tựa game được làm từ nó với tên gọi là Pac-Man 256.

Vampire Survivor

Vì đây là game indie nên mức giá của trò này rất dễ tiếp cận, thêm vào đó là gameplay tuy đơn giản nhưng cực kỳ cuốn hút. Nếu không cẩn thận là bạn rất dễ bị cuốn theo và chơi tới sáng hồi nào không hay biết đó nhé. Vampire Survivors là đại diện cho cả một thể loại game mới, vì đây là trò 2D isometric cho phép bạn chạy lòng vòng, né tránh vô số kẻ địch, và đồng thời cầm súng bắn hoặc chưởng ra những thứ ma pháp mà bạn có.

Ngoài ra, nếu bạn biết cách kết hợp sao cho đúng thì những trang bị của bạn có thể được nâng cấp thành phiên bản xịn hơn, mạnh hơn. Nhìn chung thì muốn “phá đảo” game này không phải là chuyện muốn là được đâu nhé.

7 Days To Die

Có rất nhiều tựa game 3D sandbox được thiết kế theo kiểu thế giới mở cho bạn khám phá, nhưng riêng 7 Days To Die thì là một tựa game khá là đặc biệt nhé. Tương tự Minecraft, bạn sẽ được sống trong một không gian rộng lớn với mục tiêu là sinh tồn và khám phá. Khác cái là bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng đó nha, sơ sẩy một phát là mất mạng như chơi đó.

Điều khiến 7 Days To Die trở nên khác biệt so với phần còn lại là chủ đề mà trò này được lấy cảm hứng. Bạn sẽ được đắm chìm trong một bối cảnh hậu tận thế sau đại dịch zombie. Đồng thời, người chơi còn phải đối mặt với một mối nguy hại lớn, đó là Blood Moon (trăng máu). Cứ mỗi 7 ngày, bạn sẽ bị săn đuổi bởi một đống con zombie cho đến khi rạng sáng. Cơ bản thì game chẳng bao giờ kết thúc cả, tùy bạn định nghĩa “phá đảo” trong trò này như thế nào thì nó sẽ như thế nấy: có thể là sinh tồn trong bao nhiêu đó ngày, mở khóa hết tất cả các thứ, hoặc xây dựng một lô cốt hoàn hảo để chống lại lũ zombie.

Cookie Clicker

Cookie Clicker là tựa game clicker đầu tiên, và cũng là tiền thân của thể loại game idle. Trò này rất đơn giản, bạn chỉ việc bấm vào chiếc bánh quy để có thêm bánh, và rồi dùng nó để nâng cấp một số thứ nhằm có nhiều bánh quy hơn.

Các nâng cấp đi từ đơn giản (thêm lượt click, đầu ra nhiều hơn) cho đến những thứ vô cùng lạ lẫm, chẳng hạn như… thêm nhiều người bà để tự tạo ra bánh quy mà không cần click. Game này không có vụ “phá đảo” đâu nhé, và một trong những điều cuối cùng mà bạn có thể làm là chơi lại từ đầu với một số nâng cấp đã có sẵn. Nôm na là bạn click lại từ đầu, nhưng lần này thì nhanh hơn.

Tetris

Tetris là một dòng game vĩ đại, đã xuất hiện từ buổi bình minh của video game, sống tốt qua nhiều thời kỳ và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay nhờ lối chơi giải đố tuy đơn giản nhưng vô cùng cuốn hút của nó. Mặc dù cách chơi đã không thay đổi trong suốt nhiều năm qua, game vẫn luôn được làm mới hình ảnh, hiệu ứng để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt game thủ, giúp tựa game trở nên bất hủ.

Một trong những điểm đặc biệt nhất của tựa game này là bạn không thể phá đảo được nó. Game ban đầu chơi rất dễ, và qua mỗi màn thì nó sẽ lại nhanh hơn. Đến đâu đó khoảng level 29 thì nó sẽ trở nên quá nhanh so với phản xạ của đa số mọi người, và nó còn có thể nhanh hơn rất nhiều nữa, đủ để chẳng ai có thể chơi nổi. Thế nên Tetris về căn bản một tựa game có độ khó tăng tiến vô cực, và muốn phá đảo được nó thì bạn nên quên luôn đi.

EVE Online

EVE Online là một trong những tựa game MMORPG hay nhất và sống thọ nhất hiện nay. Game sẽ đưa bạn vào vai một nhà du hành không gian. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều lối chơi trong game, từ hợp pháp như khai thác khoáng vật, kinh doanh, thám hiểm cho đến phi pháp như cướp không gian hoặc chơi mỗi thứ một chút.

Tựa game này không có kết thúc nên bạn có chơi 1000 năm nữa cũng không thể phá đảo. Game sẽ cho bạn những cuộc phiêu lưu vô hạn không gian, tha hồ mà làm giàu nếu bạn không ngại rủi ro bị thủ tiêu hoặc bị kẻ xấu lừa. Tất nhiên bạn cũng có thể trở thành kẻ xấu nếu bạn đủ mạnh (và tất nhiên là đủ ác nữa).

Dòng game The Sims

Những tựa game The Sims về bản chất là game sandbox, nơi mà mọi người đắm mình trong cuộc sống ảo. Mà như bạn đã biết thì cuộc sống làm gì có hồi hết, thế nên bạn có chơi tới già cũng chẳng thể phá đảo game đâu.

Do tính chất sandbox nên có rất nhiều điều hay ho mà bạn có thể trải nghiệm trong The Sims, ví dụ như kinh doanh, tiệc tùng, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, tấu hài cùng anh em… vân vân và vân vân. Duy chỉ có kết thúc là bạn không được thấy mà thôi. Ngoài ra thì nếu bạn đang phân vân chẳng biết làm gì trong game thì nó cũng có một số kịch bản dựng sẵn cho bạn luôn

Mời các bạn cùng theo dõi MMLIVE để cùng cập nhập thêm nhiều tin tức mới các nhé !

Top 4 tựa game MOBA đang muốn canh tranh với Liên Quân Mobile